Học lập trình web ra làm gì? Việc làm, mức lương?

Học lập trình web ra làm gì? Lập trình web kiếm tiền bằng cách nào? Cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao? Trong bài viết này bạn được chia sẻ trên góc nhìn của tôi.

Chào đón bạn đến với chuyên mục góc tư vấn  của blog unitop.com.vn !

Khi bắt đầu một công việc nào đó chúng ta đều cần có thời gian tìm hiểu khảo sát xem việc chúng ta làm, nghề chúng ta chọn học thì sau này có tiềm năng hay không? Có công việc tốt hay không?

Đây là bước cực kỳ quan trọng và gần như quyết định kết quả của quyết định của mình. Khi có những tìm hiểu chi tiết và nắm được cơ hội thì chúng ta sẽ dễ dàng thành công hơn với quyết định đó.

Trước khi chúng ta bắt đầu bạn dành vài phút xem qua những bằng chứng thu nhập của các bạn học viên được tôi kèm cặp giúp đỡ trên hành trình học lập trình web đi làm.

Tôi chia sẻ những tin nhắn này không phải để khoe mà chỉ muốn bạn hiểu rằng rất nhiều người cho dù xuất phát điểm thấp vẫn làm được thì bạn hoàn toàn có thể làm được.

Nào bắt đầu khám phá…

Học lập trình web ra làm gì?

Hôm nay bạn tìm hiểu về nghề lập trình web thực sự tôi chúc mừng bạn, vì trong thời đại công nghệ thì nghề lập trình đang rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

Nhờ công nghệ thông tin mà đời sống chúng ta thay đổi một cách chóng mặt, nó giúp công việc được giảm thiểu, tự động hơn, tiện lợi hơn.

Thay vì chúng ta phải đi lang thang các cửa hàng để tìm sản phẩm khi có nhu cầu thì giờ đây bạn có thể lên google tìm kiếm và đi vào các website là có thể đặt hàng ngay lập tức.

Trước kia chúng ta sử dụng báo giấy để xem thông tin thì giờ đây báo điện tử là một công cụ thay thế xuất sắc, hay trước kia chúng ta xem phim bằng tivi thì giờ đây chúng ta lựa chọn youtube là một kênh thay thế để giải trí, học hỏi phát triển cá nhân.

Đấy là những thay đổi rất mạnh mẽ mà thế giới công nghệ mang lại cho chúng ta. Chính vì điều đó nên nhu cầu xây dựng website ngày càng cao để phục vụ cho nhu cầu xây dựng hệ thống hiện diện trên online của các doanh nghiệp, đó là các website bán hàng, các website giới thiệu doanh nghiệp…

Website đó là mắt xích quan trọng, là trung tâm của cả hệ thống internet marketing của các công việc kinh doanh trên online.

Đó là lý do nhu cầu nhân lực cần kỹ năng coding xây dựng và phát triển website ngày càng nâng cao. Các công ty đang thiếu nhân lực trầm trọng và xu hướng làm việc dưới hình thức freelancer cũng đang dần phổ biến hơn.

Trước bối cảnh đó, hôm nay,  tôi giới thiệu đến bạn một số hướng phát triển, cơ hội mà bạn có được khi quyết định phát triển theo nghề lập trình web.

1. Tham gia vào các công ty làm dịch vụ website phần mềm

Trước sự phát triển của rất nhiều công ty dịch vụ xây dựng phần mềm, website cho doanh nghiệp thì nhu cầu tuyển dụng cũng khá rầm rộ. Chính vì thế sau khi học tốt kiến thức học lập trình web bạn có thể chọn vào các công ty này.

Việc lựa chọn công ty nào nó phục thuộc vào mục tiêu và thế mạnh của bạn.

  1. Lập trình viên Front-End (Front-End Developer): Chịu trách nhiệm xây dựng phần giao diện người dùng của trang web. Họ sử dụng HTML, CSS và JavaScript để tạo ra giao diện hấp dẫn và tương tác.
  2. Lập trình viên Back-End (Back-End Developer): Quản lý phần server và cơ sở dữ liệu của trang web. Họ làm việc với ngôn ngữ lập trình và framework để xây dựng các chức năng và xử lý logic ẩn.
  3. Lập trình viên Full-Stack (Full-Stack Developer): Có khả năng làm việc cả ở phía front-end và back-end. Họ có thể xây dựng toàn bộ ứng dụng web từ giao diện đến phần logic xử lý.
  4. Chuyên gia UX/UI (UX/UI Designer): Chịu trách nhiệm thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) cho trang web. Họ tạo ra giao diện hấp dẫn và dễ sử dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng.
  5. Chuyên gia DevOps: Quản lý việc triển khai, duy trì và giám sát hệ thống trang web. Họ tối ưu hóa quy trình phát triển và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  6. Chuyên gia An toàn thông tin (Security Specialist): Tập trung vào bảo mật trang web và ứng dụng. Họ tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu và hệ thống.
  7. Chuyên gia SEO (SEO Specialist): Tối ưu hóa trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google. Họ làm việc để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và tối ưu hóa chất lượng trang web.
  8. Quản lý dự án web (Web Project Manager): Đảm bảo rằng dự án phát triển trang web hoàn thành đúng thời gian và ngân sách. Họ quản lý tài nguyên, lập kế hoạch và tương tác với khách hàng.
  9. Kiểm thử viên web (Web Tester): Thực hiện kiểm tra và đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách đúng đắn và không có lỗi.
  10. Quản trị viên hệ thống web (Web Systems Administrator): Quản lý và duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và dịch vụ liên quan đến trang web.

Nhớ rằng, công việc và tên gọi vị trí có thể thay đổi tùy theo công ty và ngành nghề, nhưng các vị trí trên là một phần trong danh sách phổ biến của ngành lập trình web.

Mức lương khi đi làm lập trình web tại các công ty?

Mức lương của lập trình viên website cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí địa lý, quy mô công ty, ngành nghề, khả năng và ngôn ngữ lập trình sử dụng. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương của lập trình viên website:

  1. Bắt đầu: Lập trình viên website mới vào nghề thường có mức lương khởi điểm từ khoảng 8 triệu – 12 triệu VND mỗi tháng. Đây thường là mức lương cho người mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm.
  2. Kinh nghiệm trung bình: Với khoảng 2-5 năm kinh nghiệm, bạn có thể kiếm từ 12 triệu – 20 triệu VND mỗi tháng. Mức lương này có thể tăng lên nếu bạn có kỹ năng đặc biệt hoặc làm việc cho các công ty lớn.
  3. Kinh nghiệm cao và chuyên gia: Lập trình viên website với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên có thể mong đợi mức lương từ 20 triệu VND trở lên mỗi tháng. Mức lương này có thể tăng đáng kể nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về các framework, ngôn ngữ lập trình phức tạp hoặc có khả năng quản lý dự án.
  4. Lập trình viên Full-stack hoặc có chuyên môn đặc biệt: Những lập trình viên website có khả năng làm việc cả về phần front-end và back-end thường kiếm được mức lương cao hơn so với trung bình.
  5. Làm việc cho các công ty lớn hoặc quốc tế: Làm việc cho các công ty lớn, đặc biệt là các công ty có văn phòng quốc tế như Nhật Bản có thể mang lại mức lương cao hơn nữa.
  6. Lương theo dự án: Ngoài mức lương cố định, một số lập trình viên cũng kiếm tiền từ việc làm việc theo dự án hoặc theo giờ, tùy thuộc vào khối lượng công việc và khách hàng.

Nhớ rằng, đây chỉ là những ước tính tổng quan và mức lương có thể thay đổi theo thời gian và yếu tố cụ thể của từng người.

2. Làm Freelancer website

Freelancer là một hình thức làm tự do, bạn chỉ cần có kỹ năng hoàn toàn có thể nhận được việc từ các trang chuyên cung cấp việc làm tự do trên mạng online.

Điểm mạnh của hình thức làm việc này chính là bạn làm việc có thu nhập theo khả năng của mình. Bạn có thể ngồi ở nhà sử dụng máy tính nối mạng và làm cho nhiều công ty cùng lúc.

Đây là cách làm việc mà người dân châu Âu rất ưa chuộng và nó mang kết quả cao hơn hẵn so với việc mình đi làm tập trung ở các công ty vì đơn giản chúng ta đang làm việc tự do và mọi thứ do chúng ta quyết định. Nếu chăm làm, làm giỏi thì kiếm được số tiền gấp nhiều lần khi đi làm ở công ty.

Tuy nhiên hình thức làm việc này không phù hợp với những bạn kỹ năng yếu, khả năng xử lý độc lập kém dẫn đến không thể đảm bảo được công việc được giao và kết quả mang lại không có.

Vậy lời khuyên của tôi bạn chỉ nên chọn hình thức làm việc Freelancer khi có kỹ năng làm việc tốt và đang có nhu cầu tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.

Để thành công với freelancer bạn cần biết thêm tiếng anh, trao đổi thảo luận bằng tiếng anh thì sẽ có nhiều cơ hội hơn, khi đó thị trường của bạn là toàn thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.

Dưới đây là một số trang web tìm việc freelancer lập trình web ở Việt Nam và trên toàn thế giới mà bạn có thể tin cậy như vlane.vn, upwork.com, freelancer.com

Làm freelancer kiếm được bao nhiêu tiền?

Mức thu nhập của một freelancer làm website có thể biến đổi rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, khả năng, khối lượng công việc, khách hàng và thị trường mục tiêu. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức thu nhập của freelancer làm website:

  • Dự án nhỏ hoặc khách hàng mới: Đối với các dự án nhỏ hoặc khi bạn mới bắt đầu làm freelancer, mức thu nhập có thể dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 VND cho mỗi dự án. Đây thường là các dự án đơn giản như tạo trang web cá nhân, cập nhật nội dung hoặc thay đổi giao diện nhỏ.
  • Dự án trung bình: Với các dự án trung bình về khối lượng công việc và phức tạp, bạn có thể kiếm được từ khoảng 2.000.000 – 10.000.000 VND cho mỗi dự án. Đây có thể là việc xây dựng trang web doanh nghiệp, cửa hàng trực tuyến nhỏ hoặc các dự án tương tự.
  • Dự án lớn và phức tạp: Đối với các dự án lớn, có yêu cầu cao về kỹ năng và thời gian đầu tư, mức thu nhập có thể vượt qua ngưỡng 10.000.000 VND cho mỗi dự án. Đây có thể là việc phát triển các ứng dụng web phức tạp, dự án thương mại điện tử lớn hoặc các hệ thống quản lý nội dung tùy chỉnh.
  • Thuê theo giờ hoặc theo ngày: Một số freelancer chọn làm việc theo giờ hoặc theo ngày. Mức thu nhập này còn phụ thuộc vào mức giá của bạn và số giờ/ngày bạn làm việc.

Lưu ý rằng mức thu nhập có thể biến đổi lớn dựa trên khả năng đàm phán của bạn, thị trường mục tiêu và cách bạn tiếp cận khách hàng. Nếu bạn có khả năng quảng cáo, xây dựng danh tiếng và đảm bảo chất lượng công việc, bạn có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn và thu hút nhiều dự án hơn.

3. Xây dựng hệ thống kinh doanh kiếm tiền trên internet

Công nghệ thông tin được ví là nghề của mọi nghề, nên việc chúng ta đang nắm kỹ năng công nghệ web là một lợi thế để chúng ta áp dụng nó để thiết lập các hệ thống kinh doanh online.

Nếu như bạn có một đam mê, hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực bạn hoàn toàn có thể kinh doanh những sản phẩm xoay quanh đam mê của bạn.

Khi kinh doanh bạn muốn có một website để đẩy những sản phẩm lên trên đó giúp mọi người mua hàng.

Nếu như bạn không biết lập trình thì rất có thể bạn cần bỏ tiền túi ra từ 5 đến 10tr thậm chí nhiều hơn để có thể xây dựng website đầu tiên phục vụ kinh doanh.

Nhưng khi bạn có kỹ năng lập trình đó là một lợi thế đặc biệt. Bạn có thể chủ động xây dựng website theo ý mình, thậm chí bạn có thể sáng tạo để tạo ra một hệ thống có nhiều chức năng giúp kinh doanh hiệu quả hơn so với số đông những người ngoài kia.

Bật mí cho bạn một tin, rất nhiều người kinh doanh giỏi trên internet trước đó họ là một người lập trình, đam mê coding…

Đó là một lợi thế vô cùng lớn so với những người kinh doanh khác..

Bạn không cần phải đi thuê nhân lực ít nhất trong giai đoạn đầu.

Trong quá trình phát triển hệ thống kinh doanh bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó, căn chỉnh nhanh chóng mà không cần phải phục thuộc vào bất kỳ ai.

Trong thế giới kinh doanh, bạn càng ít phụ thuộc bạn sẽ càng đi nhanh hơn.

Hãy nhớ biết lập trình là một lợi thế giúp xây dựng hệ thống internet marketing kinh doanh dễ dàng, hiệu quả hơn.

4. Quản trị website cho các công ty

Các công ty họ cần những người có chuyên môn giúp họ quản trị website nhằm đảm bảo hệ thống được hoạt động trơn tru.

  • Cập nhật và duy trì thông tin: Quản trị viên website đảm bảo rằng thông tin trên trang web luôn được cập nhật và chính xác. Điều này bao gồm cập nhật sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên hệ, tin tức mới và bất kỳ thay đổi nào khác.
  • Tối ưu hóa giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX): Quản trị viên cần thực hiện các cải tiến để đảm bảo giao diện người dùng dễ sử dụng và hấp dẫn. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa bố cục, màu sắc, font chữ và trải nghiệm tổng thể của người dùng.
  • Đảm bảo an ninh và bảo mật: Quản trị viên phải thường xuyên kiểm tra và bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa bảo mật như tấn công từ người xấu, vi rút và tin tặc. Họ cần cập nhật các phần mềm bảo mật và triển khai biện pháp để bảo vệ dữ liệu của khách hàng và công ty.
  • Quản lý nội dung: Quản trị viên quản lý và phân loại nội dung trên trang web. Điều này đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mình cần và tạo trải nghiệm tốt hơn cho họ.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Quản trị viên thực hiện các chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đảm bảo rằng trang web xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm trên các nền tảng như Google. Điều này giúp tăng khả năng tìm thấy của trang web và tăng lưu lượng truy cập.
  • Phân tích và theo dõi hiệu suất: Quản trị viên phân tích dữ liệu và theo dõi hiệu suất trang web bằng các công cụ như Google Analytics. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về người dùng, xu hướng và hiệu suất của trang web để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Quản trị viên giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà người dùng hoặc khách hàng gặp phải khi truy cập trang web. Điều này có thể là các vấn đề về tải trang chậm, lỗi hiển thị, hoặc khó khăn trong việc sử dụng chức năng trang web.

Tóm lại, quản trị website đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trang web của công ty, đảm bảo rằng nó hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Mức lương quản trị website thường bao nhiêu?

Mức lương của quản trị viên website ở Việt Nam có thể biến đổi tùy theo nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí địa geographically, quy mô công ty, ngành nghề và cả trình độ chuyên môn. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương có thể được kỳ vọng cho vị trí này ở Việt Nam:

  1. Bắt đầu: Mức lương cho người mới bắt đầu trong vai trò quản trị website có thể dao động từ khoảng 6 triệu – 10 triệu VND mỗi tháng. Điều này phụ thuộc vào vị trí địa lý và công ty mà bạn làm việc.
  2. Kinh nghiệm trung bình: Với khoảng 2-5 năm kinh nghiệm, bạn có thể mong đợi mức lương từ 10 triệu – 20 triệu VND mỗi tháng. Điều này có thể cao hơn nếu bạn có chuyên môn cao hơn trong lĩnh vực cụ thể.
  3. Kinh nghiệm cao và chuyên gia: Với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, và đặc biệt là trong các vị trí chuyên sâu hoặc quản lý, bạn có thể kiếm được từ 20 triệu VND trở lên mỗi tháng. Các vị trí quản lý cao hơn có thể có mức lương cao hơn nữa.

Lưu ý rằng đây chỉ là một ước tính tổng quan và mức lương có thể thay đổi theo thời gian và yếu tố cụ thể của từng người. Mức lương cũng phụ thuộc vào việc bạn có các kỹ năng phụ trợ như quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc với các công cụ quản lý website và công nghệ liên quan khác.

Tổng kết

Rõ ràng bức tranh công việc kiếm tiền là chìa khóa để bạn có nhiều động lực để giai đoạn tới đây bạn sẽ có kết quả tốt nhất.

Tôi bén duyên với công việc đào tạo lập trình web từ năm 2015 tới giời đã qua tay và giúp đỡ hàng ngàn học viên học và đi làm tốt. Nếu bạn đang mất quá nhiều thời gian học mờ mầm không hiệu quả tôi nghĩ bạn nên xem lộ trình 8+2 bước học web đi làm.

Thay vì bỏ ra nhiều năm tự học mất thời gian, giờ đây dưới sự hướng dẫn kèm cặp đồng hành của tôi và cộng sự bạn chỉ cần 5-6 tháng nỗ lực chuyên tâm luyện tập.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy inbox cho tôi để được tư vấn!

Trước khi chúng ta gặp lại nhau, bạn có thể bấm vào đây để tải và đọc cuốn ebook chia sẻ về hành trình vượt qua khó khăn từng bước trở thành một web developer và giờ đây là người dẫn dắt đồng hành giúp hàng ngàn người có công việc thu nhập từ 8-50tr/tháng.

✌️ Tải ebook tại đây!

Hẹn gặp lại!

Phan Văn Cương và Cộng Sự

Chúc bạn thành công!

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Newest
Oldest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy để lại bình luận tại đâyx
()
x