Cài đặt Laravel cho người mới bắt đầu (Step By Step)

Cài đặt Laravel là bước đầu tiên trong hành trình khám phá và làm chủ Php Framework số một thế giới này. Sau khi áp dụng những chia sẻ trong bài viết này bạn tạo dự án laravel thành công trên máy tính của mình trên window và macbook của bạn.

Hướng dẫn cài đặt Laravel trên Windows

Cài đặt laravel khá nhiều bước, để bạn dễ hiểu thao tác và làm theo tôi đã tạo video chia sẻ ghi màn hình toàn bộ quá trình cài đặt laravel trên máy tính.

Bên dưới video có checklist cài đặt, bạn có thể kết hợp để hoàn thành quá trình cài đặt của mình.

Checklist cài đặt

Bước 1: Cài đặt Composer

Download: https://getcomposer.org/download/

Bước 2: Chạy mã lệnh cài đặt laravel

Vào xampp nhấn shift đồng thời click chuột phải chọn vào Open PowerShell window here sau đó đánh cấu trúc mã lệnh bên dưới vào:

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel yourProject

Trong đó: yourProject là dự án của bạn

Sau đó bạn nhấn enter và chờ cho chương trình dự download và cài đặt laravel cho chúng ta.

Bước 3: Chạy dự án

Hướng dẫn cài đặt Laravel trên Macbook

Bước 1. Cài đặt Xampp

Xampp là server ảo, bạn bấm vào link bên dưới và chọn hệ điều hành Mac Os để cài đặt phiên bản phù hợp.

https://www.apachefriends.org/download.html

Bước 2. Cài đặt Homebrew

Homebrew là phần mềm trung gian trên Macbook giúp chúng ta có thể cài đặt và gỡ bỏ các phần mềm khác trên mac os một cách dễ dàng.

https://brew.sh/

Bạn tiến hành khởi động Terminal trên macbook và chạy đoạn mã lệnh bên dưới để cài đặt

/bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)"

Bước 3. Cài đặt Composer

Sau khi đã có Homebrew bạn tiến hành cài đặt Composer bằng việc chạy mã lệnh bên dưới

https://formulae.brew.sh/formula/composer#default

brew install composer

Bước 4. Cài đặt Laravel Project

Bây giờ bạn truy cập vào httdoc của xampp sau đó click chuột phải chọn 

Terminel mới tại thư mục sau đó đánh mã lệnh bên dưới.

composer create-project laravel/laravel:^8.0 project-name

Trong đó project-name chính là tên dự án , bạn có thể thay thành tên phù hợp với mục đích của mình.

Chú ý: Nếu báo lỗi lưu storage thì chạy lệnh bên dưới ở thư mục dự án

sudo chmod -R 777 storage

Sau khi thực hiện 4 bước trên chúng ta đã cài đặt thành công Laravel trên Macbook. Tất nhiên trong quá trình cài đặt này nếu có vấn đề gì khó khăn bạn để lại comment bên dưới để được hỗ trợ.

Cài đặt Laravel trên Mac Os không hề đơn giản nên hãy từng bước, không được vội vàng.

Laravel là gì?

Laravel là một framework mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, được tạo ra để giúp phát triển ứng dụng web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nó ra mắt lần đầu vào năm 2011 và ngay sau đó đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng lập trình viên PHP bởi tính linh hoạt, hiệu suất cao và cấu trúc mã dễ dàng bảo trì.

Laravel cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ và tiện ích hữu ích như:

  1. Hệ thống routing: Cho phép bạn xác định các tuyến đường URL và gán chúng với các hàm xử lý tương ứng.
  2. Hệ thống MVC (Model-View-Controller): Hỗ trợ phân chia ứng dụng thành các phần riêng biệt để dễ dàng quản lý và bảo trì.
  3. Cơ sở dữ liệu và Eloquent ORM: Hỗ trợ tương tác với cơ sở dữ liệu và cung cấp mô hình đối tượng để thao tác dễ dàng hơn.
  4. Blade template engine: Một cú pháp gọn gàng cho phép xây dựng các trang web một cách dễ dàng và rõ ràng.
  5. Bảo mật: Cung cấp các cơ chế bảo mật tích hợp sẵn để giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật.
  6. Gửi email và xử lý hàng đợi: Hỗ trợ gửi email và quản lý các công việc xử lý nền thông qua hàng đợi.
  7. Tích hợp RESTful APIs: Hỗ trợ việc xây dựng và sử dụng các API dễ dàng.
  8. Các gói mở rộng và thư viện: Laravel có một cộng đồng sôi động với rất nhiều gói mở rộng và thư viện hữu ích để tăng cường chức năng của ứng dụng.

Nhờ vào những tính năng mạnh mẽ và cộng đồng hỗ trợ lớn, Laravel đã trở thành một trong những framework phổ biến nhất để phát triển ứng dụng web bằng PHP.

Phần mềm IDE để lập trình Laravel

Một số trình soạn thảo mã nguồn phổ biến dành cho Laravel bao gồm Visual Studio Code, Sublime Text, PhpStorm và Atom. Những trình soạn thảo này cung cấp tích hợp màu sắc cú pháp Laravel, kiểm tra lỗi cú pháp, hoàn thiện mã và các tính năng hỗ trợ phát triển tiện ích khác.

Yêu cầu cần nắm trước khi học Laravel

Trước khi bắt đầu học Laravel, bạn nên có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về lập trình web, PHP và cơ sở dữ liệu. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản mà bạn nên hiểu trước khi học Laravel:

  1. Kiến thức cơ bản về HTML, CSS và JavaScript: Hiểu cách xây dựng các trang web cơ bản bằng HTML để hiển thị nội dung, CSS để trang trí giao diện và JavaScript để tạo hiệu ứng tương tác.
  2. Kiến thức cơ bản về PHP: Laravel là một framework được viết bằng PHP, vì vậy hiểu cú pháp và các khái niệm cơ bản của PHP là rất quan trọng.
  3. Cơ bản về cơ sở dữ liệu: Hiểu cách tạo, truy vấn và tương tác với cơ sở dữ liệu, đặc biệt là MySQL hoặc PostgreSQL, là điều cần thiết để xây dựng ứng dụng Laravel.
  4. Kiến thức về MVC (Model-View-Controller): Hiểu cơ bản về mô hình MVC và cách nó hoạt động trong việc phân chia ứng dụng thành các thành phần riêng biệt (model, view, controller).
  5. Sử dụng dòng lệnh: Hiểu cách sử dụng dòng lệnh để thao tác với hệ thống và các công cụ lập trình, ví dụ như dòng lệnh của hệ điều hành hoặc dòng lệnh của Laravel Artisan.

Dựa vào những yêu cầu trên, bạn có thể tự học các kiến thức cần thiết trước khi bắt đầu với Laravel. Nếu bạn đã có kinh nghiệm với các framework PHP khác, điều này cũng sẽ giúp bạn nắm bắt các khái niệm của Laravel nhanh hơn. Tuy nhiên, không cần phải trở thành chuyên gia về các yêu cầu trên, nhưng kiến thức cơ bản là rất hữu ích để bắt đầu với Laravel một cách hiệu quả.

Đề xuất cho bạn

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tặng Ebook chia sẻ kinh nghiệm học lập trình web đi làm cho người mới bắt đầu!

Đây là tấm bản đồ chia sẻ lại cách học lập trình web đi làm đã giúp nhiều học trò của unitop kiếm được thu nhập từ 8-30tr mỗi tháng.

Ebook Bí quyết học lập trình web đi làm - Phan Văn Cương - Unitop.vn
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy để lại bình luận tại đâyx
()
x